Thứ 5, 25/04/2024 15:02:28 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 21:53, 05/01/2019 GMT+7

Cuộc vận động đậm tính nhân văn

Thứ 7, 05/01/2019 | 21:53:00 79 lượt xem

BPO - Ngày 19-5-2008, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động và triển khai thực hiện Cuộc vận động (CVĐ) “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” nhân kỷ niệm lần thứ 118 năm ngày sinh của Bác Hồ. Nhằm nâng cao hiệu quả, tạo sự lan tỏa của CVĐ đến các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, ngày 13-9-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 28-CT/TU về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Sau 10 năm, CVĐ đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công tác tuyên truyền đi trước một bước

Ngay từ khi triển khai kế hoạch thực hiện CVĐ nhân đạo, ban chỉ đạo đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và mặt trận các cấp, cùng các tầng lớp nhân dân về tính nhân văn của cuộc vận động. Nhờ vậy, công tác chỉ đạo luôn sâu sát, kế hoạch đưa ra phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, đơn vị, giúp cơ sở và các cơ quan thành viên ban chỉ đạo triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, ở cấp huyện có 11/11 huyện, thị xã, thành phố thành lập ban chỉ đạo, trưởng ban chỉ đạo là các đồng chí trưởng ban dân vận các huyện, thị, thành ủy hoặc Phó Chủ tịch UBND. Ban Chỉ đạo huyện, thị duy trì hoạt động thường xuyên và hàng năm đều tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm về CVĐ; đồng thời, tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện, nắm tình hình đối tượng cần trợ giúp tại cộng đồng, đảm bảo công bằng, công khai dân chủ, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh tại cơ sở, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.

Ở cấp cơ sở, hiện toàn tỉnh có 111/111 xã, phường, thị trấn đều đã có ban chỉ đạo và duy trì hoạt động hiệu quả, với hình thức vận động, cách thức thực hiện phù hợp và thực chất đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của người nghèo, hàng năm đều tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện CVĐ. Nhờ đó, sau 10 năm thực hiện, CVĐ đã được đông đảo các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tích cực hưởng ứng, tham gia bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả.    

Hiệu quả thiết thưc từ CVĐ

Đến nay, Ban Chỉ đạo CVĐ Nhân đạo các cấp Hội Chữ thập đỏ đã lập hồ sơ 21.677 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đã vận động trợ giúp cho 19.742 địa chỉ, trong đó: Số địa chỉ được trợ giúp thường xuyên là 16.796 lượt; vận động xây mới 1.366 căn nhà chữ thập đỏ; tặng 1.378 chiếc xe lăn, xe lắc; trợ giúp vốn sản xuất cho 12.172 hộ; hỗ trợ nhiều lương thực, ngày công lao động và các hình thức trợ giúp khác. Tổng giá trị các hình thức trợ giúp từ CVĐ là 103.239.492.000 đồng. Riêng Hội Chữ thập đỏ huyện Bù Đăng đã vận động giúp cho 2.424 lượt người nghèo, trong đó gồm: Tặng 438 chiếc xe lăn, xây dựng 382 căn nhà ở, trợ giúp thường xuyên cho 1.566 lượt người nghèo, với tổng trị giá 18.310.796.000 đồng. Hội Chữ thập đỏ huyện Chơn Thành qua 10 năm thực hiện CVĐ, có hơn 3.405 lượt hộ gia đình được các tổ chức, cá nhân nhận trợ giúp và đã có thu nhập ổn định cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Hội Chữ thập đỏ huyện Lộc Ninh đã vận động 68 tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm trong nhận trợ giúp thường xuyên cho 3.106 lượt đối tượng. Các thành viên ban chỉ đạo CVĐ của huyện đã vận động các nhà hảo tâm xây tặng 251 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà chữ thập đỏ, với tổng trị giá 9.620.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban ngành của tỉnh là thành viên ban chỉ đạo đã cực hưởng ứng thực hiện CVĐ. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã trích Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh xây tặng 3.438 căn nhà tình thương, vận động cho 43.259 lượt hộ nghèo vay vốn không tính lãi để sản xuất, tặng 911.797 cây giống, 88.731 con giống và 84.982 ngày công lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh phân cấp thực hiện chính sách mua và cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sông tại vùng khó khăn. Kết quả đã mua và cấp phát 808.255 thẻ BHYT cho người nghèo, 49.050 thẻ BHYT cho người cận nghèo, 476.133 thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng khó khăn, 223.334 thẻ BHYT cho người đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn, 13.331 thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp có mức sống trung bình.

Liên đoàn Lao động tỉnh đã vận động công đoàn các cấp xây tặng 305 căn nhà ở, vận động trợ giúp thường xuyên và các hình thức hỗ trợ khác cho 3.328 lượt người. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội của mình vận động hỗ trợ vốn sản xuất cho 6.215 lượt hộ gia đình, xây dựng 410 căn nhà tình thương,… Hội Chữ thập đỏ các cấp và các tổ chức thành viên Ban Chỉ đạo đã vận động giúp cho 1,179,596 lượt người nghèo, trong đó: Tặng 1.379 chiếc xe lăn, xây tặng 5.519 căn nhà ở, trợ giúp thường xuyên cho 16.796 lượt người nghèo, hỗ trợ vốn sản xuất cho 61.804 lượt hộ gia đình. Tổng trị giá hoạt động trợ giúp quy ra tiền là 411,183,628.000 đồng.

Mô hình công tác xã hội nhân đạo tiêu biểu

Một trong những mô hình công tác xã hội nhân đạo tiêu biểu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là mô hình bếp ăn tình thương được xây dựng tại các
bệnh viện, trường học và các chùa trên địa bàn của 10/11 huyện thị. Mục đích của các bếp ăn tình thương này là cung cấp miễn phí các bữa ăn cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện, người nghèo và các em học có hoàn cảnh khó khăn. Các bếp cơm ở bệnh viện đã phần nào chia sẻ với gia đình người bệnh khó khăn, giúp cho bệnh nhân, người nghèo và học sinh nghèo thêm ấm lòng vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Các cấp hội trong toàn tỉnh hiện đang duy trì 29 bếp ăn tình thương, đã cung cấp trên 400.000 suất ăn miễn phí cho người nghèo.

Mô hình thực hiện tốt là bếp cơm tình thương của Hội Chữ thập đỏ tại

Bệnh viện đa khoa tỉnh, được thành lập từ năm 2002 và được kiện toàn vào năm
2015. Sau khi được kiện toàn, bếp cơm tình thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
ngày càng đi vào hoạt động ổn định. Mỗi ngày bếp phục vụ trên 450 suất cơm, cháo, nước uống và đã trở thành điểm tựa ấm áp cho bệnh nhân nghèo, chia sẻ với gia đình người bệnh một phần khó khăn, giúp cho bệnh nhân thêm ấm lòng vượt qua nỗi đau bệnh tật. Song song với việc giúp đỡ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện, Bếp cơm cũng đã cùng san sẻ với các nhóm thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Điều đáng ghi nhận là các nguồn kinh phí vận động phục vụ cho bếp được công khai, minh bạch. Kết quả thu, chi được công khai hàng tháng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh hội. Đồng thời, bếp đã chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước, nên thu hút ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân tham gia ủng hộ mô hình này.

XT

  • Từ khóa
61702

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu