Thứ 6, 29/03/2024 00:51:00 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 10:21, 12/10/2013 GMT+7

Công dụng của cây gừng gió

Thứ 7, 12/10/2013 | 10:21:00 2,502 lượt xem

>> Thực hư công hiệu của “thần dược” gừng gió

Báo Bình Phước số 2123 ra ngày 4-10, trên trang 5 có đăng bài “Thực hư công hiệu của “thần dược” gừng gió”. Sau khi báo ra, Tòa soạn đã nhận được thông tin của Ban chuyên môn Hội Đông y Bình Phước về công dụng của gừng gió. Tòa soạn xin giới thiệu nội dung để bạn đọc đã và đang sử dụng loại cây này chữa bệnh có thêm thông tin và sự lựa chọn phù hợp.

Gừng gió còn gọi là ngải xanh, ngải mặt trời, riềng gió, riềng dại, tên khoa học là Zingember zerumbet Sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Gừng gió thuộc loài thân cỏ, cao từ 1 đến 1,3m. Lá mọc sít, gần như không cuống, thuôn dài 2cm, đầu nhọn, phía trên màu xanh lục sẫm, hơi nhạt ở phía dưới, bẹ nhẵn. Cánh hoa dài 30-60cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông, hoa màu vàng. Thân rễ củ, phân nhánh, màu trắng nhạt, trong ruột màu vàng nhạt, có tinh dầu, mùi thơm và vị đắng. Loại cây này phân bố khắp Việt Nam, còn thấy mọc ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.

Hiện gừng gió được sử dụng trong nhân dân làm thuốc kích thích, bồi dưỡng và tẩy độc, thường dùng để chữa những trường hợp trong người thấy nôn nao, chóng mặt, dùng cho phụ nữ sau sinh. Gừng gió có thể dùng để ngâm rượu (ngâm tươi hoặc sấy khô) với liều lượng 40-50g/650ml rượu 40-450 cồn, ngâm trong thời gian 15-20 ngày là có thể sử dụng, mỗi ngày dùng 45 đến 60ml.        

Thùy Hương

  • Từ khóa
47008

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu