Thứ 6, 29/03/2024 22:37:48 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 10:33, 13/05/2013 GMT+7

Chấp hành hay tuân thủ?

Thứ 2, 13/05/2013 | 10:33:00 120 lượt xem

* Nội dung của Khoản 2 và 3 Điều 9 (sửa đổi, bổ sung Điều 9), trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định như sau: 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức.

Với nội dung này, tôi đề xuất bỏ cụm từ “chấp hành pháp luật” và thay vào đó bằng cụm từ “tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. Vì, tuân thủ mang tính mệnh lệnh, bắt buộc mọi người phải thực hiện và không thể không thực hiện, còn nghiêm chỉnh chấp hành mang nặng tính hình thức, khẩu hiệu. Hơn nữa, nếu chỉ là chấp hành pháp luật, còn Hiến pháp là luật mẹ mà không chấp hành thì không ổn. Vì vậy, Khoản 2 của điều này được sửa đổi, bổ sung và viết lại như sau: 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức.

Cũng ở điều này, Khoản 3 có nội dung như sau: 3. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động. Nếu quy định như trên thì quá chung chung và không nói rõ được mục đích của tạo điều kiện thuận lợi từ phía Nhà nước đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác. Vì vậy, tôi đề xuất bổ sung thêm cụm từ “có hiệu quả” vào phần cuối cùng của khoản này. Với nội dung bổ sung trên, vừa thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác, lại vừa thể hiện rõ yêu cầu của Nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác là phải hoạt động có hiệu quả. Tức là việc tạo điều kiện gắn liền hay nói cách khác là đi đôi với yêu cầu hoạt động có hiệu quả của tổ chức được hưởng thuận lợi. Do đó, Khoản 3 được viết lại như sau: Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động có hiệu quả.

* Điều 16 (hoàn toàn mới) trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có quy định như sau: 1. Mi người có nghĩa v tôn trng quyn ca người khác. 2. Không được li dng quyn con người, quyn công dân đ xâm phm li ích quc gia, li ích dân tc, quyn, li ích hp pháp ca người khác. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là đúng, nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt là ở phần chế tài (Khoản 2). Thực tế thời gian gần đây cho thấy đã xảy ra không ít trường hợp lợi dụng quyền công dân, quyền định đoạt đối với tài sản cá nhân bằng hành vi tự hủy hoại tài sản của chính mình để buộc người khác phải thực hiện theo nguyện vọng của người có tài sản, hoặc khống chế người khác thực hiện hành vi trái pháp luật. Thậm chí có trường hợp tự hủy hoại tài sản của mình, nhưng lại làm thiệt hại đến tài sản của những người ở liền kề. Vì vậy, ở Khoản 2 của Điều 16 tôi đề xuất bổ sung từ “ai”  vào trước từ “không” ở đầu khoản này, đồng thời bổ sung cụm từ “mình và ca”  vào sau cụm từ “li ích hp pháp”. Như vậy, Khoản 2 của Điều 16 được viết lại như sau: 2. Không “ai” được li dng quyn con người, quyn công dân đ xâm phm li ích quc gia, li ích dân tc, quyn, li ích hp pháp ca mình và ca người khác.

Hồ Văn (Hội Luật gia tỉnh)

  • Từ khóa
108207

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu