Thứ 4, 24/04/2024 11:18:59 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Thời luận 23:06, 22/06/2013 GMT+7

Cần quy định rõ giấy tờ tùy thân

Thứ 7, 22/06/2013 | 23:06:00 494 lượt xem

Nội dung của Điều 35 trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng là những quy định về thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn. Theo đó, ở Khoản 1 của điều này có quy định như sau: 1. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây: ... c) Bản sao giấy tờ tuỳ thân;...

Nếu quy định như trên thì quả là dự luật sẽ gây khó cho người dân. Vì cho đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về giấy tờ tùy thân, trong đó bao gồm những giấy tờ gì. Và hiện chỉ có Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chứng minh nhân dân (CMND) có khẳng định giấy CMND là một loại giấy tờ tùy thân. Ngoài ra, theo Khoản 3, Điều 4 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh thì hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND. Bên cạnh đó, trong Nghị định số 130/2008/NĐ-CP có quy định giấy chứng minh sĩ quan được cấp để thực hiện các giao dịch dân sự.

Như vậy, theo quy định của các văn bản trên đây thì ngoài ba loại giấy tờ trên, không còn loại giấy tờ nào khác được quy định trực tiếp là giấy tờ tùy thân. Do đó, người dân có thể hiểu giấy tờ tùy thân chỉ bao gồm: CMND, hộ chiếu quốc gia, giấy chứng minh sĩ quan.

Văn bản pháp luật quy định là vậy, nhưng trong thực tế áp dụng lại hoàn toàn khác. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có nhu cầu cần công chứng, chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng ông chưa làm xong CMND, mà chỉ có giấy hẹn của cơ quan công an là tới ngày, tháng, năm đến nhận CMND. Hoặc trường hợp bà Phạm Thị B cũng có nhu cầu chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bà B đã bị thất lạc CMND. Vì chưa tìm thấy cmnd nên bà B đành phải mang sổ hộ khẩu của gia đình đi để chứng minh nhân thân của mình... Với những trường hợp này, nếu tổ chức hành nghề công chứng nào không chấp nhận các giấy tờ thay thế nói trên thì bị cho là sách nhiễu, làm khó cho dân, gây phức tạp...

Xuất phát từ quan điểm trên, đề nghị các cơ quan chức năng trong trường hợp người có nhu cầu công chứng, xác nhận bất kỳ một loại giấy tờ nào đó nhưng không thể xuất trình giấy tờ tùy thân (vì lý do bị thất lạc, bị hư hỏng chưa làm kịp)..., thì có thể xuất trình bản sao từ sổ gốc đối với một số giấy tờ như: Giấy khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, vì thực tế có rất nhiều trường hợp đã mất bản chính, chỉ có thể xin bản trích sao từ sổ gốc. Việc làm này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân.  

N.N

  • Từ khóa

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu