Thứ 7, 20/04/2024 07:59:32 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 14:20, 06/12/2016 GMT+7

Các trường hợp đối thoại khi giải quyết khiếu nại hành chính

Thứ 3, 06/12/2016 | 14:20:00 2,393 lượt xem
BPO - Theo Thông tư số 02/2016/TT-TTCP, vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 5-12-2016, các trường hợp đối thoại khi giải quyết khiếu nại hành chính được quy định như sau:

Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại lần đầu tiến hành đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tiến hành đối thoại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai phải tiến hành đối thoại.

Thành phần tham gia đối thoại gồm: Người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại. Trường hợp người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp vắng mặt khi được thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai thì người giải quyết khiếu nại lập biên bản chấm dứt đối thoại.

Nội dung đối thoại: Người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.

K. Thoa

 

  • Từ khóa
23023

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu