Thứ 6, 29/03/2024 15:21:41 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Pháp luật 16:54, 17/03/2011 GMT+7

Tổ chức bầu cử và khu vực bỏ phiếu

Thứ 5, 17/03/2011 | 16:54:00 1,663 lượt xem

Hỏi: Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội bao gồm được quy định như thế nào? Việc chia khu vực bỏ phiếu do cơ quan nào quyết định?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội có quy định rõ, các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội bao gồm: Hội đồng bầu cử ở Trung ương; Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử; Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.

Về khu vực bỏ phiếu: Tại Điều 12, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội có quy định: Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn ngàn cử tri. Ở miền núi, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có tới ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.

Việc chia khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì việc chia khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định. Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập khu vực bỏ phiếu riêng, trừ trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu. Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng. Cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh đối với những người đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.

KC

  • Từ khóa
20696

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu