Thứ 5, 18/04/2024 11:02:35 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 09:15, 23/04/2014 GMT+7

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954 - 7-5-2014)

Nghĩa tình đồng đội trên chiến hào Điện Biên Phủ

Thứ 4, 23/04/2014 | 09:15:00 1,462 lượt xem

Chiến sĩ Điện Biên Trần Ngọc Thuần khi xuất ngũ về địa phương tuy quân hàm chỉ là trung sĩ nhưng là một trong những người lính đã tham gia chiến dịch từ đầu đến ngày toàn thắng. Ông Thuần sinh năm 1931 ở Giao Thủy (Nam Định), hiện gia đình ông ở ấp 1, xã Tiến Hưng (TX. Đồng Xoài).


Ông Trần Ngọc Thuần

Nhập ngũ tháng 10-1953 và đi chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 12-1953 trong đội hình đơn vị bộ binh của Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, ông Thuần còn nhớ rất rõ những ngày hành quân theo hướng Yên Bái, Lào Cai để đến Điện Biên và tham gia đánh địch hướng đồi Him Lam. Đó là những tháng ngày rất gian nan, vất vả vì phải ròng rã 3 tháng hành quân, nhưng cả đơn vị đều sục sôi khí thế được đánh giặc trên lòng chảo Điện Biên. Điều làm ông Thuần nhớ nhất những ngày ấy là việc quân Pháp thả dù. Ban đêm pháo sáng rực trời, bộ đội tranh thủ lúc yên tiếng súng đi lấy hàng tiếp tế và súng đạn của quân Pháp rải xuống. Chiến trường ác liệt, đơn vị hy sinh khá nhiều nên phải thường xuyên bổ sung quân. Mỗi trận đánh chưa tan khói súng, những người còn sống lại ôm lấy nhau reo lên “Mày còn sống đấy à?” rồi chuyền tay nhau từng điếu thuốc. Ông nói: Nghĩa tình đồng đội trên mặt trận lớn lao và cảm động lắm. Đã 60 năm rồi nhưng ông vẫn còn nhớ mãi những ngày ở mặt trận Điện Biên.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Thuần xuất ngũ về quê và cùng gia đình vào Bình Phước lập nghiệp năm 1981. Ông có 9 người con, trong đó có một liệt sĩ là anh Trần Ngọc Khanh, hy sinh trên chiến trường biên giới Tây Nam.     

H.Q

  • Từ khóa
11080

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu