Thứ 5, 18/04/2024 19:07:46 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Xã hội 16:45, 22/04/2011 GMT+7

Phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011

Thứ 6, 22/04/2011 | 16:45:00 176 lượt xem

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong tại cuộc họp Ban chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, vừa diễn ra sáng nay 22-4.

Đề án được chia thành hai giai đoạn: Từ năm 2011-2015, đào tạo nghề cho khoảng 30.000 lao động; phấn đấu 20% công chức và cán bộ dự nguồn ở cấp xã được đào tạo trung cấp lý luận chính trị; 25% cán bộ, công chức ở các xã khu vực biên giới được đào tạo, bồi dưỡng nói tiếng Xêtiêng… Giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho khoảng 50.000 lao động; phấn đấu 30% cán bộ công chức ở cấp xã được đào tạo liên thông lên đại học; 25% cán bộ, công chức ở các xã khu vực biên giới được đào tạo, bồi dưỡng nói tiếng Xêtiêng… Đề án tập trung chủ yếu vào hai nội dung: Dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Ngành nghề đào tạo gồm có: nghề nông nghiệp và dịch vụ nông thôn (trồng trọt, chăn nuôi, lâm - ngư nghiệp…) và ngành nghề phi nông nghiệp (kỹ thuật, sản xuất và chế biến, dịch vụ xã hội…Đơn vị dạy nghề là các cơ sở có đủ điều kiện dạy nghề theo quy định. Đề án đã đề cập đến 6 giải pháp trọng tâm. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 205 tỷ đồng.

Kết luận hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong đề nghị sở LĐ-TB&XH tiếp thu ý kiến đóng góp của đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan để chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh đề án và sớm trình UBND tỉnh thông qua. Phó chủ tịch cũng thống nhất với Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011. Qua đó, ông đề nghị khối xã (phường), huyện (thị xã) sớm xây dựng chương trình cụ thể đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; các sở, ngành, đơn vị liên quan và địa phương phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011…

Trong năm 2011, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo đề án được xây dựng cụ thể cả về quy mô, đối tượng, đơn vị tham gia đào tạo nghề, phương thức đào tạo, chỉ tiêu, chế độ chính sách hỗ trợ đối với người học nghề, kinh phí thực hiện…

Đại diện các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã dành nhiều thời gian góp ý, trao đổi xung quanh các nội dung của đề án, như: Nêu rõ thực trạng ở các cơ sở dạy nghề về trình độ, năng lực của giáo viên, trang thiết bị, mạng lưới dạy nghề cơ sở…; rà soát lại danh mục các ngành nghề cần đào tạo để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động; thực hiện phân nguồn đào tạo nghề ở địa phương; chú trọng đào tạo các ngành nghề chế biến hạt điều, chế biến các sản phẩm từ gỗ điều, cao su…

Hải Châu

  • Từ khóa
43072

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu