Thứ 5, 28/03/2024 20:13:52 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 16:54, 22/08/2019 GMT+7

198.640 lượt nông dân tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật

Thứ 5, 22/08/2019 | 16:54:00 512 lượt xem
BP - Toàn tỉnh hiện có 90.450 hội viên nông dân tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã phối hợp các ngành chức năng tổ chức 3.820 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho 198.640 lượt nông dân. Nội dung tập trung việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, phòng và trị bệnh trên cây trồng, vật nuôi, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Lãnh đạo tỉnh và huyện Lộc Ninh thăm vườn trồng mít tại huyện Lộc Ninh

Các cấp hội đã phối hợp tổ chức dạy nghề cho 16.739 hội viên, nông dân, lao động nông thôn, với các ngành nghề như: kỹ thuật chăm sóc, khai thác cao su; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà, heo; kỹ thuật ghép điều, trồng nấm... Các cấp hội cũng phối hợp doanh nghiệp cung ứng 25.767 tấn phân bón, 622 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 32.722 sản phẩm giống cây trồng - vật nuôi, 341 máy nông nghiệp các loại cho hội viên, nông dân theo hình thức bán trả chậm không tính lãi. 

Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội chợ trái cây và hàng nông sản tỉnh, nhằm trưng bày, quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hội hỗ trợ 500 lượt nông dân giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, festival nông nghiệp, hội nghị kết nối giao thương trong và ngoài tỉnh; phối hợp xây dựng, quản lý nhãn hiệu Hồ tiêu tập thể huyện Lộc Ninh, chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước; tổ chức 413 buổi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý về sản xuất nông nghiệp cho 20.650 lượt cán bộ, hội viên tham gia; tổ chức cho trên 900 lượt hội viên nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình, những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao trong, ngoài nước.

Hằng năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Điển hình như đã chuyển giao kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp; nuôi cá lăng nha; ứng dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo và nuôi gà; thực hiện mô hình hầm khí sinh học biogas cho trang trại nuôi heo. Đồng thời, chuyển giao mô hình “Ứng dụng khoa học, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm kết hợp với chế phẩm AMS-1 và phân bón hữu cơ sinh học trên cây hồ tiêu”; mô hình tưới nước nhỏ giọt, tưới phun bằng năng lượng mặt trời trên 3 loại cây trồng: cây tiêu, cây ăn trái, rau trong nhà lưới; mô hình chuyển giao phân đạm vi sinh từ cá; xây dựng và phát triển 5 vùng rau an toàn đạt chứng nhận VietGap, 3 mô hình VietGap trên cây bưởi sử dụng phân hữu cơ vi sinh; thí nghiệm 2 mô hình Bioga và đệm lót sinh học trong nuôi heo để đánh giá so sánh nhân rộng.

Với sự hỗ trợ của các cấp hội, nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ từng bước hình thành, được nông dân ứng dụng rộng rãi như: trồng rau thủy canh, dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới theo công nghệ cao đã có hiệu quả về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Mới đây, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh đã đầu tư xây dựng các mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, nấm bào ngư... để nông dân học tập và nhân rộng.

Phước Trọng

  • Từ khóa
39792

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu