Thứ 7, 20/04/2024 20:06:20 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Chính trị 15:23, 26/06/2016 GMT+7

15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư

Chủ nhật, 26/06/2016 | 15:23:00 3,728 lượt xem
BP - Sau khi có Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 31-CT/TU về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, chỉ đạo các sở, ngành, đảng ủy trực thuộc quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, đưa công tác lịch sử Đảng vào tiêu chí thi đua hằng năm.

Đồng chí Trần Tuyết Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (thứ 4 từ bên phải) nhận bằng khen của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử giai đoạn 2013-2015Đồng chí Trần Tuyết Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (thứ 4 từ bên phải) nhận bằng khen của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước vì có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử giai đoạn 2013-2015

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, công tác biên soạn lịch sử ở các ngành, đơn vị trong tỉnh được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Trước năm 2002, cả tỉnh chỉ có gần 20 đầu sách về lịch sử truyền thống cách mạng. Đến năm 2016, hơn 90 công trình, 30 ấn phẩm được biên soạn, xuất bản, trong đó nhiều công trình có giá trị khoa học, thực tiễn cao phục vụ công tác nghiên cứu, học tập như: Công trình Địa chí tỉnh, Lịch sử Đảng bộ tỉnh... Đã có 9/11 huyện, thị; 42 xã, thị trấn đã xuất bản các công trình lịch sử Đảng bộ. Ngoài ra, nhiều công trình khoa học cũng đang được biên soạn, như: Đặc san Bình Phước 20 năm xây dựng, phát triển và hội nhập; Lịch sử lực lượng vũ trang các huyện, thị xã Lộc Ninh, Đồng Phú, Chơn Thành, Đồng Xoài, Phước Long... Một số đơn vị làm tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ngành như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các huyện, thị xã Hớn Quản, Đồng Phú, Lộc Ninh, Chơn Thành, Phước Long...

Song song với công tác nghiên cứu, biên soạn, Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về lịch sử truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đưa lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương vào giảng dạy ở Trường Chính trị và các trường học trên địa bàn tỉnh. Nhiều đơn vị đã quan tâm giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng với hình thức phong phú, đa dạng thông qua các cuộc thi tìm hiểu, hội thảo, tọa đàm, du khảo, soạn thành chương trình đưa vào trường học. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đăng... góp phần quan trọng giáo dục thường xuyên, tuyên truyền sâu rộng, lưu giữ tư liệu lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống địa phương, quảng bá lịch sử cách mạng đến các tầng lớp nhân dân. Các cuộc thi, triển lãm về “Truyền thống, vùng đất, con người Bình Phước qua các thời kỳ lịch sử”; “Lịch sử Bình Phước qua tài liệu lưu trữ”; triển lãm tư liệu “Bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam”; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ tỉnh, lực lượng vũ trang tỉnh, về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... được nhiều tập thể và hàng ngàn cá nhân thuộc nhiều đối tượng, thành phần hưởng ứng tham gia.

Để công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đi vào chiều sâu, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, ngành tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), xác định đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung, trong đó chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đối với các cấp ủy địa phương; xem nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng là một ngành nghề đặc thù, từ đó chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận; tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng bộ tỉnh và lịch sử truyền thống ở các cấp, các ngành, bằng hình thức đa dạng, phong phú.

Đặng Quang Trung

  • Từ khóa
15994

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu