Thứ 6, 29/03/2024 02:34:08 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 10:39, 11/11/2015 GMT+7

Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện quốc gia thành viên TPP

Thứ 4, 11/11/2015 | 10:39:00 577 lượt xem
BPO - TPP cho phép công ty nước ngoài khởi kiện chính phủ khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo 12 nước tại buổi họp báo sau khi kết thúc đàm phán TPP tại thành phố Atlanta - Mỹ - Ảnh: AFP Lãnh đạo 12 nước tại buổi họp báo sau khi kết thúc đàm phán TPP tại thành phố Atlanta

Nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng cơ chế ISDS để kiện một quốc gia thành viên TPP khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.

Cẩn trọng nguyên tắc đối xử trong đầu tư

Hiệp định Xuyên đối tác Thái Bình Dương (TPP) dành hẳn một chương cho lĩnh vực đầu tư.

Chương này quy định nguyên tắc đối xử quốc gia, nhà nước phải áp dụng quy tắc không phân biệt đối xử giữa các bạn hàng quốc tế với nhau, giữa nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài với trong nước.

Trường hợp quốc gia nào muốn bảo lưu một biện pháp phân biệt đối xử nào đó, chẳng hạn không cho hoặc cho nước ngoài tham gia vào nhưng hạn chế, sẽ phải ghi vào một danh mục kèm theo hiệp định và đàm phán danh mục này với các nước.

Điều này cũng có thể hiểu rằng những đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài từ TPP vẫn theo hoàn cảnh, ví dụ như việc đối xử khác biệt giữa các nhà đầu tư là dựa trên cơ sở phúc lợi công cộng chính đáng.

Đáng lưu ý, trong TPP nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng cơ chế ISDS (tạm dịch: giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia - Investor-State Dispute Settlement) để kiện một quốc gia thành viên TPP khi quốc gia này vi phạm các nghĩa vụ của mình và vi phạm đó gây tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.

Thời hạn để kiện là không quá 3 năm rưỡi kể từ ngày nhà đầu tư nước ngoài phát hiện hoặc nên phát hiện vi phạm của chính phủ và bị tổn hại.

Theo Công ty luật Ezlaw, các tranh chấp này có thể được giải quyết bởi tòa án trọng tài ICSID thuộc Ngân hàng Thế giới - World Bank hoặc UNCITRAL thuộc Liên Hiệp Quốc - UN, hoặc một tổ chức tòa án trọng tài quốc tế khác do nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ cùng đồng ý.

Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 trọng tài viên, gồm các luật gia chuyên về luật công ty xét xử, không qua tòa án và luật lệ VN. Quyết định của tòa án trọng tài chỉ bị ràng buộc theo các giải thích của Ủy ban Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Ban hành quy định mới phải "để ý" nhà đầu tư

Giải thích thêm về cơ chế này, ông Rick Rowden, giám đốc Dự án NDS thuộc Tổ chức ActionAid quốc tế, cho biết điều này có nghĩa một nhà đầu tư nước ngoài khi đến VN họ phải tuân thủ các quy định, luật pháp có sẵn và dựa vào tình hình đó, họ sẽ biết cách để lên kế hoạch phát triển, xác định doanh thu, lợi nhuận trong thời gian nhất định.

Tuy nhiên, nếu năm tiếp theo VN ban hành một quy định hay luật mới nào đó dẫn đến toàn bộ kế hoạch lợi nhuận của nhà đầu tư sụp đổ hoặc mất mát, tổn hại, ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh thì nhà đầu tư có quyền kiện chính phủ bồi thường.

Tất nhiên, chính sách này cũng đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP.

Ví dụ, nếu năm 2015 Chính phủ VN ban hành luật mới gây phương hại đến kết quả kinh doanh của nhà đầu tư trong năm 2016 thì việc bồi thường sẽ dựa trên công thức lợi nhuận mất đi bằng lợi nhuận theo kế hoạch trừ đi thiệt hại do chính sách mới gây ra, trong thuật ngữ chuyên ngành các luật sư hay gọi đó là phần “bị tịch thu”.

Thực tế, trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đã tạo ra tòa án kinh tế giải quyết các tranh chấp, nhưng cơ chế ISDC đặc biệt hơn là nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện chính phủ nước sở tại, nơi họ đang đầu tư, họ sẽ chọn một tòa án khác theo hình thức xử kín.

Không có thủ tục kháng cáo, một khi phán quyết sau cùng được đưa ra thì không ai có quyền kháng cáo. Khi chính phủ nước đó bị xử thua kiện họ hoặc phải rút lại quy định, chính sách đã ban hành hoặc phải bồi thường cho nhà đầu tư đó dựa trên thiệt hại mà nhà đầu tư chứng minh được.

“Các công ty đa quốc gia sẽ sử dụng những thống kê các vụ kiện chính phủ trước khi vào đầu tư như một cách “nhắc nhở” chính quyền nước sở tại cẩn trọng khi ban hành các quy định mới. Nên có thể nói TPP ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật VN. Trong nhiều trường hợp, TPP đang tạo ra thuận lợi pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài hơn là nhà đầu tư VN” - ông Rick Rowden nhận xét.

Nguồn TTO

  • Từ khóa
39557

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu