Thứ 7, 20/04/2024 12:59:32 GMT+7
Bình Phước, 30°C/27°C - 33°C
aA

Kinh tế 07:18, 16/11/2018 GMT+7

1.008,1 ha sắn nhiễm nặng bệnh khảm lá

Thứ 6, 16/11/2018 | 07:18:00 107 lượt xem

BP - Bình Phước hiện có khoảng 12.529 ha cây sắn (khoai mì). Trong đó, 1.008,1 ha đang nhiễm nặng bệnh khảm lá sắn, chiếm 8,1% diện tích loại cây này. Bệnh gây hại nặng ở các huyện như: Hớn Quản 433 ha, Chơn Thành 344 ha, Đồng Phú 99 ha, Lộc Ninh 84,5 ha, Phú Riềng 47,6 ha; các huyện, thị còn lại bệnh xuất hiện rải rác với mức độ nhẹ. Theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNN), cây sắn bị nhiễm bệnh nặng chủ yếu là giống HL-S11, HL-S12 và nhiễm nhẹ trên giống KM419.

Sau nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý, phòng, chống dịch bệnh khảm lá sắn trên địa bàn, ngày 12-11, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có ý kiến chỉ đạo Sở NN&PTNT tham mưu thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn cấp tỉnh. Đồng thời chủ trì, phối hợp UBND huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh, bố trí cán bộ chuyên môn trong ngành hỗ trợ các địa phương theo dõi diễn biến bệnh khảm lá sắn để có biện pháp phòng trừ theo đúng quy trình của Bộ NN&PTNT. Tăng cường thanh - kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là kinh doanh thuốc ngoài danh mục, thuốc giả, kém chất lượng và việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để khuyến cáo sai mục đích, tăng giá thuốc. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc sở bám sát địa bàn để nắm chắc, dự báo và phát hiện, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng trừ hiệu quả dịch hại cây trồng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú ý quản lý tốt ngay từ đầu đối với bọ phấn, loài dịch hại có nguy cơ phát tán gây dịch cao.

UBND các huyện, thị xã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại trên cây trồng. Chỉ đạo phòng NN&PTNT, phòng kinh tế chủ trì, phối hợp trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn tập trung theo dõi sát sao diễn biến phát sinh gây bệnh hại cây trồng trên địa bàn. Vận động người dân tiêu hủy hom sắn bị bệnh sau khi đã thu hoạch xong bằng cách gom lại, tưới dầu và đốt. Rà soát diện tích trồng mới (vụ đông xuân), nếu phát hiện sắn bị bệnh nặng từ hom giống cương quyết nhổ bỏ hoặc cày vùi, sau 15 ngày nếu thấy mọc mầm thì phun thuốc cỏ cháy để tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc mua, bán đưa hom giống bị bệnh ra khỏi vùng dịch bệnh.

B.C

  • Từ khóa
43533

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu